Thông tin huyện Bình Chánh (TPHCM) công bố lộ trình chuyển thành quận hoặc lên thành phố vào năm 2025 và việc Long An khởi động dự án hạ tầng giao thông tác động dòng vốn đầu tư bất động sản về khu vực giáp ranh như Bến Lức, Tân An…
Khu vực Bến Lức đang phát triển sôi động và thị trường bất động sản được hưởng lợi từ việc Bình Chánh lên quận trong tương lai cũng như giao thông kết nối với TPHCM ngày càng thuận lợi (Ảnh: Nam Long).
Bình Chánh lên quận, Long An hưởng lợi
Giữa tháng 11 vừa qua, tại hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo huyện Bình Chánh với doanh nghiệp năm 2021, lãnh đạo Bình Chánh đã cho biết quyết tâm đưa Bình Chánh trở thành quận hoặc thành phố vào năm 2025.
Tiếp đó, UBND huyện Bình Chánh phối hợp với Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM tổ chức hội thảo "Tiềm năng phát triển đô thị và định hướng lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Chánh đến năm 2040". Theo thông tin tại hội thảo, đô thị hóa đang diễn ra nhanh trên địa bàn Bình Chánh khi có hàng trăm dự án đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đến năm 2025, Bình Chánh sẽ có khoảng 858.000 dân và tăng cơ học trung bình 30.000 người/năm.
Trong đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Chánh đến năm 2040, Bình Chánh bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp chuyên ngành, khu sản xuất nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao; phát triển vận tải đa phương thức, ngành logistics, phát huy lợi thế cửa ngõ phía Tây Nam TPHCM.
Phân khu Aquaria liền kề 8,6ha vịnh cảng nước ngọt nhân tạo đang chuẩn bị giới thiệu sản phẩm mới sau khi đã hoàn thiện, bàn giao các khu Aquaria 1 và Aquaria 2.
Theo khảo sát của trang batdongsan.com.vn, đầu năm 2021 khu vực Vĩnh Lộc giá đất nền ở mức 30-35 triệu đồng/m2; tại Bình Hưng khoảng 65-80 triệu đồng/m2; Phong Phú tầm 40-45 triệu đồng/m2; Trung Sơn khoảng 140 triệu đồng/m2... thì hiện tại đã tăng vọt.
Diễn biến sôi động của thị trường còn lan rộng đến các khu vực giáp ranh thuộc tỉnh Long An như Bến Lức hay Tân An… Đơn cử tại dự án Waterpoint (Bến Lức), không khí giao dịch thời điểm này sôi động. Đại diện chủ đầu tư cho biết, mỗi tuần dự án đón hàng trăm lượt khách hàng đến tìm hiểu thông tin, giao dịch và "tận mục sở thị" tiến độ xây dựng.
Các nhà đầu tư nhận định Long An còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, Long An cũng đang khởi động một loạt dự án hạ tầng trị giá hàng tỷ đô la Mỹ để tăng tính kết nối với TPHCM, tác động tích cực đến thị trường bất động sản.
Waterpoint: Điểm đến nhiều triển vọng
Theo quy hoạch của TPHCM, phần lớn cư dân sẽ chuyển ra sinh sống ở các đô thị vệ tinh. Mỗi ngày, họ có thể di chuyển vào trung tâm thành phố làm việc, học tập bằng các hệ thống giao thông hiện đại và trở về tận hưởng cuộc sống cùng gia đình. Và Long An là địa phương mà một số người chọn làm "bến đỗ" bởi khoảng cách di chuyển đến TPHCM làm việc, học tập mỗi ngày không quá xa, thiên nhiên trong lành, nhiều sông rạch, cây xanh nên không khí luôn tươi mát.
Từ nay đến năm 2025, cùng với việc nâng thành phố Tân An lên đô thị loại 1, Long An sẽ phát triển và nâng thị trấn Bến Lức lên đô thị loại 2. Đây sẽ là hai khu vực phát triển mạnh các khu đô thị vệ tinh gắn với môi trường sinh thái dọc hai bên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.
Mẫu Grand Villa hạng sang nằm trong khu compound The Aqua thuộc phân khu Aquaria, liền kề vịnh cảng nước ngọt 8,6 ha và công viên 3,5 ha dọc bờ sông Vàm Cỏ Đông, chuẩn bị được Nam Long công bố ra thị trường.
Khu đô thị vệ tinh đang phát triển tại Long An nói chung, Bến Lức nói riêng chính là Waterpoint của tập đoàn Nam Long.
Đại diện chủ đầu tư cho biết, sở hữu quỹ đất lên tới 355 ha, Waterpoint được phát triển theo mô hình đô thị tích hợp (Modern Township) hội tụ các tiêu chuẩn trở thành khu đô thị đáng sống. Trong đó bao gồm 5,8 km đường sông Vàm Cỏ Đông ôm trọn khu đô thị; 24ha quỹ đất giáo dục liên cấp từ mầm non đến đại học chuẩn quốc tế; 3ha hệ thống chăm sóc y tế; công viên trung tâm Central Park 25ha với 3ha Country Club với sân tennis, sân bóng đá, phòng tập gym, phòng hội thảo.
Ngoài ra còn có 8ha dành cho các tiện ích thể dục thể thao ngoài trời, đường chạy bộ, 5km đường đạp xe, sân chơi vận động; 8,6ha vịnh nước ngọt kết hợp bến du thuyền đẳng cấp; trung tâm dịch vụ bán lẻ và vận hành hệ thống bus 2,7 ha cùng hàng chục hec-ta khác dành cho các tiện ích thương mại, giải trí, câu lạc bộ ven sông…
Các tiện ích đã được Nam Long đưa vào vận hành phục vụ cư dân đến sinh sống ngày càng đông trong các phân khu Rivera 1 và Aquaria 1 đã bàn giao nhà. Ngoài ra, Waterpoint còn kết nối với hệ thống tiện ích của TPHCM khi chỉ trong 10 phút là tiếp cận chợ đầu mối Bình Điền, 20 phút đến Phú Mỹ Hưng hoặc Chợ Lớn và mất khoảng 30-35 phút để đến quận 1.
So với các đô thị vệ tinh khác của TPHCM, bên cạnh hệ thống tiện ích và môi trường sống, Waterpoint còn có nhiều lợi thế về di chuyển khi sở hữu hệ thống giao thông đi qua địa bàn Bến Lức gồm đại lộ Nguyễn Văn Linh, đại lộ Võ Văn Kiệt, cao tốc TPHCM - Trung Lương, cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường sông Chợ Đệm… Trong tương lai, khu vực này còn có các tuyến bus nhanh vào trung tâm TPHCM, tuyến metro 3A Bến Thành - Tân Kiên hay cao tốc Tân An - Bến Lức - An Sương…
Hiện nay, nhiều tuyến đường tạo xung lực phát triển cho Bến Lức đang được gấp rút triển khai gồm Vành đai 3, Vành đai 4, đường sắt TPHCM - Long An - Cần Thơ; Tỉnh lộ 832, 835, 835B, 835C, 817, 827E; đường Lương Hòa - Bình Chánh, đường Bến Lức - Thành Lợi và trục đô thị Tân An - Bến Lức. Hệ thống giao thông này sẽ tạo giá trị gia tăng rất lớn cho Waterpoint, đồng thời thu hút thêm nhiều cư dân chọn nơi đây làm chốn an cư.
Nguồn: Dân Trí