Theo báo cáo tổng kết thị trường vừa được DKRA Việt Nam công bố, tỷ lệ hấp thụ của phân khúc nhà liền thổ (nhà phố/biệt thự) tại Long An năm 2021 vẫn rất cao, bất chấp đại dịch Covid 19. Đây là điểm tựa vững chắc hứa hẹn phân khúc này sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2022.

Trung tâm Bến Lức, khu vực có thị trường bất động sản phát triển năng động nhất của Long An.

Điểm sáng Long An

Theo ghi nhận của DKRA Việt Nam, năm 2021 Đồng Nai đứng đầu khu vực phía Nam về nguồn cung phân khúc nhà liền thổ với 6.714 căn, Bình Dương đứng thứ 2 với 1.315 căn và Long An đứng thứ 3 với 918 căn. Trong khi đó, TPHCM chỉ được xếp thứ 4 với 797 căn được đưa ra thị trường.

Về mức độ hấp thụ trên nguồn cung của thị trường, Long An vượt lên dẫn đầu khi khách hàng giao dịch thành công đến 739 căn (chiếm 88%); tiếp theo là Bình Dương với 972 căn (74%), TPHCM với 557 căn (70%) và Đồng Nai 3.323 căn (50%).

Sự sôi động của thị trường Long An nằm trong dự báo bởi thời gian vừa qua, địa phương này đón nhận hàng loạt thông tin tích cực. Theo đó, năm 2021 Long An vượt lên đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI với 35 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 3,7 tỷ USD.

Năm vừa qua, Long An đã công bố đầu tư và triển khai một loạt dự án hạ tầng kết nối vùng quan trọng, hứa hẹn đưa nền kinh tế bứt phá trong giai đoạn từ nay đến 2025 như hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành vào năm 2023, mở rộng quốc lộ 1A, nâng cấp quốc lộ 50, xây dựng trục kinh tế động lực TPHCM – Long An – Tiền Giang, cao tốc An Sương – Bến Lức – Tân An, Vành đai 3, Vành đai 4.

Cảnh quan xanh mát bao quanh các dãy nhà phố tại Waterpoint.

Đặc biệt, Long An đã tiến hành xây dựng các tuyến đường kết nối trực tiếp với TPHCM như đường Lương Hòa – Bình Chánh; đường Bến Lức – Thành Lợi và trục đô thị Tân An – Bến Lức…Ngoài ra, cảng quốc tế Long An cũng dần thu hút đông đảo cộng đồng doanh nghiệp ĐBSCL và TPHCM tập kết hàng hóa xuất khẩu vô cùng nhộn nhịp. Khi hoàn thành, mạng lưới giao thông này sẽ tạo sức bật cho kinh tế phát triển, tăng tốc độ đô thị hóa và biến Long An thành đầu mối giao thông lẫn giao thương sầm uất kết nối miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

Hiện nay, trên địa bàn Long An đang có 28 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp, không thua kém Đồng Nai và Bình Dương. Các chuyên gia tin rằng, nếu giải quyết tốt bài toán kết nối hạ tầng giao thông, thời gian tới kinh tế Long An sẽ sôi động tương tự Đồng Nai và Bình Dương. Khi đó, thị trường bất động sản sẽ được khơi thông mọi tiềm năng sẵn có đối với một địa bàn được xem là “sân sau” của TPHCM và là cửa ngõ kết nối toàn bộ khu vực Tây Nam Bộ.

Thời của các đô thị vệ tinh tại Long An

Trong bối cảnh TPHCM khan hiếm quỹ đất phục vụ chiến lược giãn dân, Long An cùng với Đồng Nai đang nổi lên là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp phát triển đô thị vệ tinh. Thực tế, vài năm gần đây, khá nhiều dự án đô thị vệ tinh đã được xúc tiến xây dựng tại Long An như Waterpoint, T&T Melenium, The Sol City, Trần Anh Riveside, Saigon Village… Trong đó, Waterpoint vừa có quy mô lớn nhất với 355ha vừa được quy hoạch, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo mô hình đô thị tích hợp quốc tế với mục tiêu đáp ứng trọn vẹn 5 trụ cột thiết yếu của cuộc sống gồm: sống – làm việc – học tập – giải trí và mua sắm.

Phối cảnh khu compound với các sản phẩm Grand Villa hạng sang ven sông Vàm Cỏ Đông và Vịnh nước ngọt 8,6ha đang được chào bán.

Theo các chuyên gia, để hình thành nên một khu đô thị vệ tinh, bên cạnh giao thông thì cần phải xây dựng được hạ tầng xã hội – kinh tế. Cụ thể, hạ tầng xã hội là trường học, chợ, bệnh viện, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí; còn hạ tầng kinh tế là nơi để giao dịch thông thương, kinh doanh mua bán.

Waterpoint đang đi theo hướng này khi dành đến 24ha để xây dựng hệ thống giáo dục liên cấp từ mầm non đến đại học chuẩn quốc tế; 3ha hệ thống chăm sóc y tế; công viên trung tâm Central Park 25ha với 3ha Country Club với sân tennis, sân bóng đá, phòng tập gym, phòng hội thảo; 8ha dành cho các tiện ích thể dục thể thao ngoài trời, đường chạy bộ, 5km đường đạp xe, sân chơi vận động; 8,6ha vịnh nước ngọt kết hợp bến du thuyền đẳng cấp; trung tâm dịch vụ bán lẻ và vận hành hệ thống bus 2,7ha và khá nhiều diện tích dành cho các tiện ích thương mại, giải trí, câu lạc bộ ven sông…

Sau hơn ba năm phát triển, hiện nay toàn bộ các hạng mục hạ tầng chính của Waterpoint đã cơ bản hoàn thiện, chủ đầu tư đã bàn giao hàng ngàn căn nhà phố, biệt thự thuộc dòng Valora cùng nhiều tiện ích cho cư dân vào sinh sống. Đặc biệt, môi trường sống của Waterpoint được đánh giá cao khi được ôm trọn bởi 5,8 km đường sông Vàm Cỏ Đông với hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn gần như hoàn chỉnh; 6 hệ thống công viên sông nước cùng hệ thống kênh đào len lỏi khắp khu đô thị.

Một góc công viên trung tâm Central Park 25ha, nơi kết nối cộng đồng lý tưởng của Waterpoint.

Hiện Nam Long đang giới thiệu bộ sưu tập biệt thự hạng sang Grand Villa nằm trong các khu compound biệt lập đầu tiên thuộc phân khu Aquaria. Các sản phẩm này sở hữu vị thế đắc địa khi liền kề Vịnh Cảng nước ngọt nhân tạo 8,6ha và trải dài trên 3,5ha công viên ven sông Vàm Cỏ Đông, môi trường sống thông thoáng nên nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng.

Theo tìm hiểu, Waterpoint chính là đô thị kiểu mẫu đầu tiên xây dựng tại Long An với sự tham gia của những đối tác hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản như Tập đoàn Nam Long, Tập đoàn Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản), Conybeare Morrison, Lascal, Royal Haskoning DHV, Aurecon, TWOG Architecture… Với lực lượng hùng hậu này, có thể tin tưởng vài năm tới Waterpoint sẽ trở thành một đô thị vệ tinh hoàn chỉnh sát vách TPHCM, nơi an cư lý tưởng dành cho những người muốn tìm một chốn an cư vừa hiện đại, đa dạng tiện nghi vừa có môi trường sống chàn hòa với thiên nhiên.

Nguồn: thesaigontimes.vn